Máy
đo pH và độ ẩm đất DM - 15
Model:
DM-15
Hãng:
Takemura - Nhật Bản
Máy đo pH đất và độ ẩm DM-15 |
Công dụng máy đo pH và độ ẩm đất DM-15:
–
Máy đo pH và độ ẩm đất model DM-15 hãng Takemura Nhật Bản được dùng để đo pH và độ ẩm đất trồng trong nông nghiệp. Từ đó có những biện pháp phù hợp, kịp thời để ổn định
pH và độ ẩm của đất về chỉ số mong muốn nhằm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng,
kháng dịch bệnh,… của cây trồng.
– Ngoài ra, máy còn được dùng để chỉ thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất như sau:
+ pH
< 5.0 – Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện
dấu hiệu thiếu Ca và Mo.
+ pH
< 5.5 – Xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
+ pH
> 7.5 – Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
+ pH
> 8.0 – Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu được.
Hướng
dẫn sử dụng máy đo pH và độ ẩm đất DM-15:
Cần làm sạch bề mặt phần kim loại của máy đo (đầu nhọn) bằng giấy nhám
hoặc vải chà kim loại. Khi sử dụng máy lần đầu tiên thì nên cắm phần
kim loại (đầu nhọn) của máy đo vào trong đất một vài phút để làm sạch phần
đầu máy còn bám trên bề mặt máy trong quá trình sản xuất. Nếu đất trồng
quá khô thì cần làm ẩm phần đất cần đo và chờ khoảng 20-30
phút cho ổn định (độ ẩm 40-60%) rồi mới đo pH thì chính xác hơn.
+ Bước 1: Cắm phần đầu nhọn của máy
đo pH đất xuống vị trí đất cần đo sao cho ngập 3 vòng kim loại trong đất.
Nếu
sử dụng máy đo ph đất tại các khu vực đất ruộng hoặc trang trại thì sau
khi cắm máy đo vào trong đất cần dậm phần đất xung quanh cho chặt.
+ Bước 2: Đọc kết quả sau khi cắm
máy đo pH đất khoảng 1 phút.
Trị
số pH là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đỏ trên thang đo ở phần mặt trên của
máy.
+ Bước 3: Nhấn nút trắng bên hông thân
máy và giữ trong 30 giây.
+ Bước 4: Đọc kết quả. Độ ẩm của đất chính
là giá trị kim đồng hồ chỉ số màu đen trên nền xanh của thang đo trên mặt
máy
Lưu ý:
–
Khi tiến hành đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp.
–
Nên đo nhiều vị trí khác nhau trên khu đất cần đo, lấy giá trị trung bình để được
trị số pH chính xác nhất.
–
Một lúc nào đó giá trị đo pH đất sẽ thay đổi nơi chúng ta khảo sát. Giá trị đó
phụ thuộc vào điều kiện của đất, độ ẩm cũng như những tạp chất bám vào bề mặt
kim loại của thiết bị đo. Bởi vậy để lấy được 1 giá trị lý tưởng thì chúng ta
nên lấy giá trị trung bình của nhiều lần đo.
–
Sau khi đo nên lau sạch 2 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố, nếu có vết
gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch.
–
Không nên để phần trên của thân máy tiếp xúc với nước.
Thông
số kỹ thuật máy đo pH đất và độ ẩm DM-15:
–
Khoảng đo pH: 3 – 8
–
Độ phân giải pH: ± 0.2
–
Khoảng đo độ ẩm: 10 – 80%
–
Phân giải độ ẩm: ±5%
–
Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc cơ lý không sử dụng điện
Cung
cấp bao gồm:
–
Máy đo pH đất và độ ẩm model DM-15.
–
Hướng dẫn sử dụng.
–
Phiếu bảo hành 12 tháng.
Thang
pH phù hợp cho các loại cây trồng:
–
Với khoảng pH từ 5 – 6 thích hợp để trồng cây cảnh có hoa như: hoa hồng, lily,
đỗ quyên…
–
Khoảng pH từ 5 – 6.5 thích hợp để trồng một số loại cây lấy củ lấy hạt và rau
như: lúa, khoai tây, bắp (ngô), rau mùi…
–
Khoảng pH từ 6 – 8 thích hợp để trồng một số loại cây trồng sau: rau dền, các
loại đậu lấy hạt hình thận(đậu trắng, đậu đen, đậu xanh…), rau diếp, hành tây,
dưa leo, cà rốt, cà chua, củ cải, cà tím, cần tây, bắp cải, hoa cúc, hoa mẫu đơn,
hoa thủy tiên, hoa tulip, hoa cẩm chướng…
–
Khoảng pH từ 7 – 8 thích hợp trồng một số loại cây sau: lúa mạch, lúa mì, đậu
hòa lan, cây xa trục thảo, cây linh thảo…
Loại
cây
|
Độ
pH
|
Thanh long
|
5,5 – 6,5
|
Mía
|
6 – 7
|
Dưa các loại
|
6 – 7
|
Rau ăn lá
|
5,5 – 6,5
|
Cao su
|
4,5 – 5,5
|
Cà phê
|
4,5 – 6,5
|
Hồ Tiêu
|
5,5 – 6,5
|
Bơ
|
5 – 6
|
Ca cao
|
5,5 – 6
|
Thang
độ ẩm phù hợp nhất với 1 số loại cây trồng:
Loại
cây trồng
|
Độ ẩm
thích hợp (%)
|
Loại
cây trồng
|
Độ ẩm
thích hợp (%)
|
Hoa tuy lip
|
30 – 50
|
Dưa hấu
|
40 – 60
|
Hoa hồng
|
30 – 50
|
Cà chua
|
40 – 60
|
Hoa ly
|
20 – 30
|
Chanh
|
30 – 50
|
Dưa chuột
|
40 – 60
|
Nho
|
30 – 50
|
Khoai tây
|
30 – 50
|
Chè
|
30 – 50
|
Ảnh
hưởng của pH đất đến cây trồng và cách khắc phục:
–
Với đất không đạt, hoặc chưa đạt pH đất ở Việt Nam thường là pH thấp: từ 3.0,
3.5 đến 4.0. Rất hiếm khi nồng độ pH cao (trên 7.0); chỉ có trường hợp vừa bón
vôi xong rồi đo thì pH mới cao.
–
Đa số các loại đất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp có giá trị ph đất
trong khoảng 5-9. Đất ở các vùng có lượng mưa cao, nước tưới dư thừa, cây trồng
hút nhiều chất dinh dưỡng (N, P, K), sự phân giải chất hữu cơ trong đất, bón
phân gốc axit (KCl, K2SO4)…. là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị chua. pH
của đất không phải là một giá trị cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian.
–
Khi pH đất thấp, đất bị chua, cây hầu như không hấp thu phân bón từ bộ rễ được
nữa; tình trạng cây trồng gần như kiệt quệ. Lúc này, việc thêm phân cho đất
trở nên vô nghĩa; mà chúng ta cần:
+
Cải tạo đất bằng vôi hoặc bón lân.
+
Dùng phân bón qua lá. Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng
qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử
dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử
dụng được 45-50% chất dinh dưỡng.
– Chế phẩm vi sinh chỉ mang lại hiệu quả cao với pH đất từ 4.5 trở lên
(điều kiện cần).
Chi tiết vui
lòng liên hệ
Công ty cổ phần
công nghệ Hiển Long
Trần Ngọc Tân Tiến
Phone: 01225 439
203
Email:
tranngoctantien@gmail.com
Skype:
tantien122
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét